Là người sưu tầm âm nhạc, linh hồn của những bữa tiệc, người đứng sau thương hiệu trang phục chất ngất, hai anh em sinh đôi Tom và Arthur sẽ có mặt tại Sài Gòn trong đêm Valentine tại Bam Bam để quảng bá cho bộ sưu tập SS2020 Yeti Out mới “trình làng”. Chúng tôi nhân cơ hội “chộp” được cặp sinh đôi tài năng mười bài hát ngọt ngào nhân dịp lễ tình nhân này.
Read on in English
“Anh đến Sài Gòn lần đầu tiên trong một chuyến tham quan của trường,” Arthur nói, vẫn còn sự hào hứng nồng nhiệt trong đôi mắt anh khi nhìn về con phố Nguyễn Huệ, nơi concept store There VND Then toạ lạc. Cặp sinh đôi mang hai dòng máu Anh – Trung này lớn lên tại Hồng Kong, sau đó cùng chuyển tới Anh sinh sống những năm đại học. “Anh học trường Manchester còn Arthur học Brighton,” Tom chia sẻ.
Mười năm sau khi tốt nghiệp đại học, họ đã cùng nhau tạo ra âm nhạc Silk Road Sounds, thương hiệu quần áo Yeti Out, và còn rất năng nổ trong các bữa tiệc tại Hồng Kong. Điều này thật không dễ dàng tại một đất nước đông dân, hiếu thắng nhất hành tinh, với nhiều tình trạng chính trị nhiễu động.
“Hồng Kong đang trên đà phát triển, và thế hệ trẻ cũng đang dần bắt kịp với thế giới,” Arthur gật gù, “nhưng có những vấn đề mãi trường tồn như giá thuê nhà cao, đời sống vật chất thiếu thốn, và giờ thêm cả những cuộc biểu tình khắc nghiệt. Đó là lý do bọn anh mở rộng thị trường ra toàn Châu Á. Nếu một thành phố không có đủ nhu cầu để bạn đáp ứng, hãy lấn sân đến Bangkok, Sài Gòn,… và dần dần toàn Châu Á…”
Dù kết hợp với nhiều thương hiệu như Under Armour, Coach,… và đảm nhận nhiều vai trò từ A&R đến nhà thiết kế (Arthur còn kiêm luôn cả vị trí cây viết cho tạp chí High Snobiety và Hypebeast), song những gì họ tạo ra vẫn luôn giữ được cái chất riêng của họ.
“Tất cả mọi thứ đều kết hợp được với nhau,” Arthur giải thích. “Như thể nếu bạn chơi nhạc chuyên nghiệp, bạn phải mặc bộ quần áo tương xứng với điều đó. Quyền quyết định trong tay ta. Anh nghĩ mình có thể tạo ảnh hưởng tích cực đến những quyết định đó.”
“Với bọn anh, văn hoá club và nhảy nhót có nghĩa là thả lỏng, khám phá, và khi những bức tường cảm xúc trong bạn bị phá bỏ, bạn có thể thể hiện bản thân ở nhiều hình thức, như âm nhạc, hình ảnh,….” Tom nói.
Đĩa nhạc đầu tiên anh mua là gì?
Arthur: Anh vẫn còn nhớ mình đã hứng khởi thế nào khi tìm thấy Labcabincalifornia của The Pharcyde tại Blockbuster, vì chẳng ai ở Hồng Kong hứng thú với thể loại nhạc này. Bọn anh về nhà và thưởng thức nó, một cảm giác thật tuyệt vời.
Nhớ lúc 13, 14 tuổi, bọn anh cố len lỏi vào các quán club tại Hồng Kong, cố gắng thấu hiểu văn hoá nơi đây. Sau giờ học, anh sẽ đi thẳng tới Soho để “pick up” i-D Magazine và Dazed.
Tom: Nhưng văn hoá Hồng Kong thật sự rất đa dạng. Những cửa hàng quần áo như I.T và D-mop, những đồ chơi thú vị như logo bearbick hay những nhân vật huyền thoại như Michael Lau, cha đẻ của những món đồ chơi lạ lẫm.
Authur: Rồi bọn anh trở nên “nghiện” hip hop từ môn bóng rổ. Những trang quảng cáo sneaker trên tạp chí bóng rổ đều có hình ảnh một anh rapper trong đó – Funkmaster Flex hay những album Dipset. Sau đó, bọn anh bắt đầu mua những tạp chí hip hop như vậy.
Tại Wan Chai nơi bọn anh lớn lên, anh nhớ những tháng ngày để dành tiền để mua tạp chí The Source và XXL mặc dù giá của chúng không hề rẻ chút nào. Đó là lúc bọn anh phát hiện ra ODB, The Wu Tang Clan, Mase, Diddy, Bad Boy…
Các anh đã trải qua những thay đổi âm nhạc như thế nào?
Arthur: Bọn anh lớn lên đúng trong thời đại Internet lên ngôi. Trước đó, bọn anh nghe đĩa CD trên PlayStation One của mình…
Tom: Sau đó là đến thời đại của những dịch vụ online như Napster, Morpheus, Kazaa và Limewire. Internet giúp bọn anh truy cập mọi thứ, từ âm nhạc điện tử đến thể loại Mo Wax, Unkle, và rất nhiều nhạc nhảy như Squarepusher….
Việc chuyển từ Hồng Kong đến UK có ảnh hưởng như thế nào đến dòng nhạc các anh nghe?
Arthur: Anh tìm ra những thể loại nhạc mới – garage, 2step, breaks – chúng thực sự là một bước tiến lớn.
Tom: Anh học tại Manchester, nơi này ưa nhạc house và techno, còn Arthur học Brighton, nơi văn hoá hip hop và âm nhạc mang hơi thở mạnh mẽ của vùng biển Caribbean nổi trội hơn.
Arthur: Rồi bọn anh gặp nhau và cùng trao đổi về âm nhạc. Dù nghe nhạc Brighton nhiều hơn, nhưng anh cũng rất cởi mở với âm nhạc nhảy Tom gợi ý. Anh từng làm việc tại Tru Thoughts và dần dần, nhạc hip hop của UK ăn sâu vào tâm trí anh. Những huyền thoại như Task Force, Skinnyman and Jehst….
Nếu được chọn một bài hát khiến người ngoài hiểu thêm về Yeti Out, anh sẽ chọn bài gì?
Arthur: “Firestarter” của Prodigy rất giống với phong cách của Yeti out. Không biết Tom có nghĩ như vậy không, nhưng những lần trải nghiệm sự kiện âm nhạc tại UK của anh in đậm dấu ấn bài hát đầy cảm hứng “Firestarter”. Đó là thứ âm nhạc khiến bạn nổi da gà.
Một bài hát từ Silk Road Sounds phản ánh rõ nhất về thương hiệu của anh?
Tom: Anh chọn “YAT PIT” của YoungQueenz & N.O.L.Y. Anh ta là một rapper người Hồng Kong, và bài hát này là về một nhà thiết kế thời trang. Người Mỹ thích rap về Hennessey, nhưng văn hoá Châu Á thì khác. Những bài hát như thế này phản ánh những tiến bộ trong nền âm nhạc…
Arthur: Ca khúc Nat Het Roi của Demonslayer nằm trong bộ sưu tập mới nhất của bọn anh, bộ sưu tập đề cao những cá thể khác nhau: bạn đến từ Châu Á nhưng mang âm nhạc Brighton, hay từ LA nhưng lại giới thiệu âm nhạc Việt Nam. Ngày trước, bạn chỉ có thể ở một vị trí địa lý duy nhất. Còn bây giờ, năm 2020, bạn có thể ở bất cứ đâu, làm bất cứ điều gì bạn muốn.
Tom: Hãy niềm nở chấp nhận những văn hoá đa dạng, có thể là trong nghệ thuật hay âm nhạc bạn tạo ra. Demonslayer rất hay được bật trong các club, và lại có những ví dụ điển hình của Việt Nam trong đó. Một bài hát hội tụ đầy đủ văn hoá từ đông sang tây.
Cuối cùng, hãy miêu tả cụ thể mười bài hát cho ngày Valentine ngọt ngào nhé…
Tom: Khi tới những câu lạc bộ tại Châu Á như Bam Bam, bọn anh hay chơi nhạc grime, garage, và kết hợp đa dạng để khán giá không bị chán chường. “Sweet Like Chocolate” của Shanks & Bigfoot là một điển hình của thể loại garage. Câu từ của bài hát “ngọt ngào như socola, em mang đến cho anh thật nhiều niềm vui” lãng mạn như tinh thần của Valentine vậy.
Arthur: Tiếp theo là một bài hát buồn “New York Is Killing Me” của The Gil Scott Heron và Jamie XX. Tình yêu không chỉ có màu hồng, đôi khi có những khoảnh khắc buồn thảm như thế này…
Nhưng không để bạn buồn lâu, ca khúc kế tiếp “Sweet Harmony” bởi Liquid sẽ khiến bạn “quậy” tưng bừng!
Tom: “Heartbroken” của T2 chiếm vị trí tiếp theo. Dù lời có buồn sầu, xong giai điệu bài hát khá upbeat và le lói hy vọng. Rồi bản “Tadow” của FKJ, người anh đã vinh dự được gặp tại các show ở Thượng Hải. Khán giả đa phần là phụ nữ, có nhiều người đã khóc khi nghe anh biểu diễn.
Tiếp theo là “Toast” bởi Koffee và “Nikes” bởi Frank Ocean từ album Blond/Bond của anh. Cả hai bài hát nhẹ nhàng nhưng chứa đựng giai điệu, câu từ đẹp đẽ.
Arthur: Một lần, anh đã có dịp phỏng vấn Travis Scott. Đó là một trong những lần phỏng vấn khó khăn nhất của anh, bởi vệ sĩ vây quanh anh ta rất nhiều và Travis gần như không nghe được gì. Mặc dù vậy, bài hát “Highest in the Room của anh vẫn rất ấn tượng và lãng mạn.
Tom: Hai bài hát cuối cùng là “Ryd” của Steve Lacy và “Roses” của OutKast, bài hát thứ hai trong album Speakerboxxx / Love Below của họ. Thực ra, khi mối quan hệ ủa họ đổ vỡ, bài hát này được tách thành 2 album, một của Andre 3000 và một của Big Boi.
Arthur: Bọn anh đã định chọn Miss Jackson, nhưng cuối cùng lại thống nhất “Roses” – bài hát về một cô gái đẹp nhưng thái độ không được đẹp lắm… Tình yêu mà! Bạn phải biết mọi mặt của nó trước khi đâm đầu vào…
Yeti Out sẽ có mặt tại Bam Bam nhân ngày Valentine trong sự kiện Popup để ra mắt bộ sưu tập SS2020 sau đó sẽ có mặt tại There VND Then.
Photos by Khooa Nguyen and Nam Tran Duy