Bản Guest Mix Của Nghệ Sĩ Nhạc Điện Tử Trí Minh Một Ngày Hà Nội Đẹp Trời

Trí Minh là nghệ sĩ nhạc điện tử đầu tiên của Việt Nam. Tốt nghiệp học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và đã từng “bôn ba” các câu lạc bộ nhạc jazz tại thủ đô, hiện niềm đam mê của anh chuyển sang nhạc điện tử. “Anh là một nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc bài bản, anh yêu thích nhạc jazz và mong muốn phá cách với nó nhưng vẫn gìn giữ nét đẹp của âm nhạc truyền thống.”

Read on in English.

Anh đã mang thứ âm nhạc huyền ảo của mình đi khắp thế giới – từ Đan Mạch đến Đà Nẵng (thực thế là anh đã “đóng đô” ở thủ đô Copenhagen của Đan Mạch sáu năm gần đây). Những album thành công của anh phải kể đến Ambient Works ra mắt năm 2015.

“Anh nghĩ âm nhạc là thứ công cụ duy nhất anh học được trong đời…” Trí Minh nhún vai. Anh biết ơn bậc phụ huynh nghiêm khắc của mình. “Mẹ anh bắt anh chơi đàn từ nhỏ, còn bố anh thì liên tục giới thiệu anh với nhiều giáo viên khác nhau tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam…”

Nghệ sĩ nhạc điện tử đầu tiên của Việt Nam – Trí Minh

Khoảnh khắc đầu tiên anh cảm thấy gắn kết với âm nhạc là gì?

Lúc đó anh 18 tuổi. Việt Nam đang trên đà thay đổi và hội nhập nhanh đến chóng mặt. Anh nhận ra rằng âm nhạc đối với anh không chỉ còn là một sở thích hay đam mê. Nó giúp anh đủ tiền đóng học phí lớp học tiếng Anh. Và nếu trở thành một nghệ sĩ, tỉ lệ thành công khi…tán gái của anh sẽ rất cao!

Khi vào đại học, anh biết rằng âm nhạc là lẽ sống của cuộc đời mình. Kể từ đó, anh tập trung phát triển sự nghiệp âm nhạc của mình.

Âm nhạc có vai trò thế nào trong cuộc sống thường nhật của anh?

Anh nghe nhạc rất nhiều, nhưng không giống như những người khác nghe nhạc. Khi nghe, anh nghĩ đến người soạn nhạc và những ẩn ý đằng sau câu từ, giai điệu của họ.

“Anh khám phá thế giới âm nhạc điện tử và nó dần chiếm đoạt tâm trí anh…”

Khẩu vị của anh đã thay đổi như thế nào kể từ ngày anh bắt đầu nghe nhạc?

Như những cô cậu teen nổi loạn khác, khi còn nhỏ anh hay nghe nhạc rock và pop. Nhưng dần dần sau đó, anh khám phá ra thể loại nhạc điện tử, và nó dần chiếm đoạt tâm trí anh…chiếm cả rất nhiều chỗ trong playlist của anh nữa.

Những nền văn hoá khác nhau của khu vực Scandinavia và Đông Nam Á ảnh hưởng đến âm nhạc của anh như thế nào?

Anh tự cho mình rất may mắn. Anh được truyền cảm hứng từ hai nền văn há rất khác nhau, cũng như rất nhiều nơi khác trên giới giá.

Đông Nam Á luôn sôi nổi và đầy màu sắc. Năng lượng tích cực tại đây khiến anh luôn tìm tòi, mày mò những điều mới trong những tác phẩm của mình. Scandinavia lại yên tĩnh, “thièn” hơn. Nó giúp anh ngẫm nghĩ về những điều mình đã làm theo một cách khách quan, chủ nghĩa hơn.

“Anh nghĩ âm nhạc là thứ công cụ duy nhất anh học được trong đời…”

Thể loại âm nhạc nào bị đánh giá thấp? Thể loại nào được tung hô quá đà?

Bị đánh giá thấp nhất là âm nhạc truyền thống. Người trẻ hay nghĩ nó chẳng có gì đáng nghe. Thực tế, nó rất ý nghĩa và sáng tạo! Còn được tung hô quá đà ư? Electro pop. Nó cứ thoắt ẩn, thoắt hiện giống như những xu hướng ngắn hạn khác.

Khi không có ai bên cạnh, anh sẽ nghe nhạc gì?

Anh có khi nghe nhạc pop thương mại. Để sản xuất ra một bản nhạc pop hoàn hảo không hề dễ dàng, và anh rất ngưỡng mộ những con người làm nên nhiều tác phẩm để đời.

“Anh là một người học nhạc truyền thống, và hiện đang say mê âm nhạc điện tử.”

Nếu có một bản nhạc để người khác rơi vào lưới tình với âm nhạc, anh sẽ bật bài hát nào?

“The Sound of Silence” của Simon & Garfunkel. Nó là một ca khúc rất đơn giản nhưng cũng tràn đầy nội lực.

Vậy bài hát nào sẽ khiến người khác hiểu anh hơn?

Ripple” từ album Space Within của anh.

Bài hát nào sẽ được anh lựa chọn tại đám cưới của mình? Còn đám ma thì sao?

Lựa chọn của anh là “Love is in the Air” của John Paul Young và “True Colors” của Cindy Lauper.

“Anh nhận ra âm nhạc là lẽ sống của cuộc đời anh.”

10 bài hát mà anh lựa chọn cho bản Guest Mix này là gì?

Bản Mix này là sự kết hợp các tác phẩm của anh và những nghệ sĩ “gạo cội”. Đầu tiên là bài hát “Calm” của anh, dựa trên một đoạn piano ngắn. Một “backdrop” hoàn hảo để nghe trong lúc làm việc hay thư giãn, hay nhâm nhi ly cà phê một buổi sáng sớm.

Tiếp theo là “Anthem” của Dmitry Evgrafov. Dmitry Evgrafov là nghệ sĩ âm thanh và nhà soạn nhạc người Nga. Và “Anthem” là một bản nhạc “thử nghiệm” để “test” độ nhạy với âm thanh và âm nhạc của bạn.

Kế tiếp là “And She Was” của Carlos Cipa. Cipa cũng là một nghệ sĩ nhạc cổ điển sau này chuyển sang thể loại nhạc điện tử như anh. Bài hát này rất đáng yêu, như thể bạn đang ở trong không gian một khu rừng tĩnh lặng, hay thưởng thức bầu trời màu xanh yên bình.

Trí Minh chia sẻ con đường nghệ thuật của anh.

Một tác phẩm âm nhạc hiện đại khác của Nils Frahm – “Says” tiếp nối bản guest mix này. Bài hát này có khả năng “thôi miên” mạnh mẽ. Hãy nhắm mắt, cảm nhận mọi thứ bằng cả tâm hồn bạn. Tiếp tục “công cuộc thiền” với bài hát “Dalue-Island Songs V” của nghệ sĩ Olafur Arnald.

Sẽ không thể thiếu được “Avril 14th” bởi Aphex Twin, một trong những nghệ danh của Richard James trong 27 năm sự nghiệp của anh. Đây là bài hát từ album xuất bản năm 2001, Drukqs. Giống như rất nhiều tác phẩm của anh, đây không chỉ đơn thuần là một bản piano. Anh sử dụng Disklavier để cho ra “hiệu ứng” điển hình của loại nhạc kinh điển.

Bản “HANOI at Noon” của chính anh rất thích hợp để nghe vào buổi trưa tại thủ đô.

Tiếp đến là bài hát “Night on the balcony (from the screens)” của Philip Glass. “Fragile” của Nils Landgren cũng tái hiện một kiệt tác kinh điển, thích hợp cho một ngày bình yên ở Hà Nội.

Cuối cùng là một bài hát tổng hợp lại tình yêu với piano và nhạc điện tử của anh, “Uoon II” bởi Alva noto và Ryuichi Sakamoto.

Photos by Nam Tran Duy.


You might also like

Nhà Thiết Kế Chữ Nghệ Thuật Lê Quốc Sỹ Thời Hiện Đại

Nhà Thiết Kế Chữ Nghệ Thuật Lê Quốc Sỹ Thời Hiện Đại

Diễn Viên Kiêm Đạo Diễn Sản Xuất Kim Lý Cùng Bản Guest Mix Từ Những Bộ Phim Kinh Điển

Diễn Viên Kiêm Đạo Diễn Sản Xuất Kim Lý Cùng Bản Guest Mix Từ Những Bộ Phim Kinh Điển

Sắm Sửa Chu Du Milan Cùng ‘Phil’ Nguyễn Hữu Phú

Sắm Sửa Chu Du Milan Cùng ‘Phil’ Nguyễn Hữu Phú

Gặp Gỡ 3 Nữ “Phù Thủy Pha Chế” Lọt Vào Top 8 Cuộc Thi World Class 2023

Gặp Gỡ 3 Nữ “Phù Thủy Pha Chế” Lọt Vào Top 8 Cuộc Thi World Class 2023


Copied

Câu chuyện khác

subscribe us