Giống như hầu hết các cuộc tình, khu phố Nhật Bản tại Sài Gòn cũng cần có một khoảng thời gian dài để hâm nóng sau đại dịch. Ở đây được ví như một mê cung chằng chịt được tạo ra bởi những con hẻm nhỏ ngang dọc, dễ dàng khiến bạn bị mất phương hướng. Có những người phục vụ mát-xa và spa quá mức nhiệt tình, cả những bảng hiệu đèn neon chóng mặt. Nhưng những người đã quen thuộc đều đem lòng yêu thích khu phố Nhật Bản này, bởi nó là thiên đường thời thượng ngay giữa trung tâm Quận 1 với hàng loạt món izakayas náo nhiệt, các quán ramen và các điểm sushi omakase. Và nhờ những chủ nhà hàng như Nikichi Nagatsuyu, những địa điểm như Sushi Tiger đã giúp tạo nên một sự tái sinh của khu phố Nhật Bản thật thú vị này.
Read on in English
Khu phố Nhật Bản của Sài Gòn đã bị ảnh hưởng nặng nề trong thời kỳ giãn cách toàn xã hội. Thiếu vắng bóng dáng của những cư dân Nhật ra vào các khu căn hộ trong ngõ, và những người làm công ăn lương sau giờ làm việc ghé vào để nạp năng lượng, cả khu vực giữa Lê Thánh Tôn và Thái Văn Lung tưởng chừng như không bao giờ ngủ này lại như đã chìm vào một giấc ngủ tương đối dài. Nhưng mặc kệ sự trống vắng của các con hẻm, các chủ nhà hàng vẫn âm thầm lập kế hoạch, nhằm vẽ ra một tương lai hậu đại dịch thật tươi sáng cho khu vực. Và gần như ngay lệnh giãn cách được dỡ bỏ, Nikichi Nagatsuyu đã gỡ bỏ các cánh cửa cửa trượt bằng gỗ để tạo ra một quán sushi màu vàng tươi ở góc đường, nơi mà họ gọi là Sushi Tiger (bởi vì quán được mở cửa vào năm Canh Dần).
Năm của (Sushi) Tiger
Sushi Tiger là một địa điểm hoàn toàn tốt. Bạn phải chui qua một chiếc tấm rèm in hình con hổ để bước vào không gian có kích thước bằng tủ quần áo. Những chiếc bàn được đặt ngẫu nhiên và bạn phải đứng trên những thùng bia Sapporo. Âm nhạc Latino truyền qua dàn âm thanh nổi. Và các cửa sổ được mở rộng để bạn có thể đứng trên con hẻm bên ngoài với một ly highball trong tay, thưởng thức hết đĩa này đến đĩa khác. Một địa điểm phục vụ sushi giá rẻ nhưng vẫn tươi ngon.
Nhưng Sushi Tiger chỉ là một trong những dự án của Nikichi Nagatsuyu. Sinh ra ở Fukuoka, Nikichi Nagatsuyu đã có một ước mơ từ lâu là biến khu phố Nhật Bản này thành một khu ẩm thực tuyệt vời của Sài Gòn. “Mọi người từng cảnh báo tôi rằng nếu tôi mở một nhà hàng ở đây thì sẽ không có ai đến,” Nikichi cười. “Tôi nhớ trước đây nó như một nơi tối tăm, không có nhiều người,” anh nói thêm. Nhưng dù sao thì anh ấy đã tiếp tục và mở Ramen Danbo vào năm 2015. Và nó đã bắt đầu một cuộc cách mạng trong các con hẻm: “Dần dần, nhiều nhà hàng và quán bar bắt đầu mở, và ngày càng có nhiều hơn mỗi năm.” Đó là bao gồm các nhà hàng của của anh ấy.
Anh ấy đã có trong tay nhiều nhà hàng sáng giá nhất khu vực. Nhà hàng Fujiro được yêu thích với các món tonkatsu cốt lết thịt heo giòn và nước sốt cà ri thơm ngon. Mutahiro Ramen, thường được đánh giá là món ramen ngon nhất trong thành phố. Và họ chủ yếu tập trung vào những người Nhật Bản đang kiếm hương vị truyền thống của quê hương, đồng thời ngăn chặn bất kỳ cảm giác nhớ nhà của các vị thực khách Nhật Bản.
Mang hương vị chuẩn Nhật Bản đến Việt Nam
Bên cạnh hương vị chính thống, các nhà hàng của Nikichi Nagatsuyu còn nổi tiếng về tính nhất quán và dịch vụ nhanh chóng. “OK, tôi phải thú nhận với bạn, tôi không thể phục vụ và nấu ăn!”, Nikichi nhún vai. Một điều đáng chú ý nữa là đội ngũ nhà hàng của anh đều là người Việt Nam.
“Tôi đoán ba điều lớn nhất mà tôi học được là mối liên hệ và sự khác biệt giữa các nền văn hóa ở Việt Nam và Nhật Bản, và cách kết nối chúng với ẩm thực. Tôi đã khám phá ra những niềm vui… và cả những khó khăn khi phục vụ mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Và tôi đã nhận ra tầm quan trọng của việc đặt ra các mục tiêu và tiêu chuẩn cao”.
Như Nikichi đã chỉ ra, không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nước dùng ramen mặn không phải là một điểm nhấn ngay lập tức đối với các tín đồ ẩm thực Việt Nam. “Chúng tôi nêm mì chính xác như cách chúng tôi làm ở Nhật Bản, anh ấy giải thích. “Đúng là người Việt Nam ở đây không thích những món ăn quá mặn và nhiều dầu mỡ. Nhưng làm thế nào mà tôi có thể cố gắng làm cho món ăn Việt Nam ngon hơn trong khi chúng vốn đã rất tuyệt? Vì thế tôi thà đưa ra những thứ mà họ chưa thử và chúng tôi tạo ra những thứ mà mọi người không làm ra”.
Ăn ở đâu ở khu phố Nhật Bản và hơn thế nữa?
Với tư cách là đại sứ đáng tự hào tại khu phố Nhật Bản, anh ấy nhanh chóng giới thiệu những địa điểm khác mà anh ấy yêu thích. “Tôi chọn quán Bar Oza vì sự hiếu khách của nó,” anh ấy bắt đầu, “và những món ăn izakayas như tại Sakaba Sasuke và Gyutan Kimuraya, có ramen ở Choioi Noodle và Ittou Ramen, và xa hơn một chút là bít tết và thịt bò tuyệt vời ở Il Corda và Yakiniku Yazawa, và bữa ăn Shozo’s omakase cao cấp tại Fume“.
Anh ấy thậm chí còn rẽ nhánh ra khỏi con hẻm với Yakitori Hachibei rực rỡ (và luôn sầm uất) ở Phạm Viết Chánh, một khu vực sầm uất khác của Sài Gòn thường được gọi là Khu phố Nhật Bản thứ hai.
Nhưng trở lại các con hẻm giữa Lê Thánh Tôn và Thái Văn Lung, anh cho chúng tôi biết số lượng nhà hàng Hàn Quốc mở cửa tăng lên đáng kể. Ngoài ra, còn có quán bia 7 Bridges Brewing Co. Taphouse mới mở ở phía đối diện của con hẻm.
Với rất nhiều điều đã xảy ra sau đại dịch, chúng tôi tự hỏi điều gì tiếp theo cho người chủ nhà hàng “Không bao giờ nghỉ ngơi” này, khi mà các con hẻm đã được lấp đầy trở lại. Nikichi Nagatsuyu suy nghĩ một phút trước khi quyết định: “Đó chắc là Ramen Tiger!”.
Hình ảnh bởi Nghĩa Ngô.