
Giống như những mối tình khác, tình yêu của Alexandre Garel với Sài Gòn thật đặc biệt. “Sài Gòn không thân tình cho lắm. Ô nhiễm tiếng ồn, còi xe inh ỏi, công trình xây dựng mù mịt, giao thông hỗn loạn…” Song sau tất cả, điều quan trọng nhất là “hãy thật bình tĩnh và trân trọng sự hiếu khách, vui tính của con người Việt Nam….”
Read in English
Nhiếp ảnh gia 48 tuổi người Pháp dường như sống hai cuộc đời đối lập. Anh sinh sống tại Sài Gòn từ năm 2011. Từng con phố, kiến trúc và con người nơi đây cũng như những khu vực miền Nam lân cận đều đã trở nên quen thuộc với anh. Còn những mùa hè đầy nắng, anh trở về French Riviera – nằm giữa thị trấn Cannes và Saint Tropez – để tham gia chụp hình tại các sự kiện. Mùa đông, anh tới hòn đảo Caribbean Island of Saint Barthélemy bấm máy cho những người nổi tiếng. “Thứ gì anh cũng trải nghiệm qua rồi: chụp chân dung, sự kiện, ảnh cưới, kiến trúc,…” anh nhún vai.

Sài Gòn như một bức tranh tương phản đầy màu sắc. Song song với khu Chợ Lớn cũ kỹ là những gia tài bạc triệu. “Nơi này có cái đẹp riêng của nó,” anh khẳng định với chúng tôi, “nhưng bạn phải chịu khó tìm tòi một chút – đừng ngại “dấn thân” và những con hẻm, toà nhà, hãy quên cái sự riêng tư kiểu Tây đi, hãy luôn mang một tinh thần khám phá.” Những “cuộc thám hiểm” đã thôi thúc anh xuất bản hai cuốn sách, một trong số đó là South Vietnamese Modernist Architecture với kiến trúc sư người Mỹ Mel Schenck, và hai cuốn đang trong quá trình hoàn thiện, Yangon Portrait Of A City, và Saigon Portrait Of A City with Tim Doling.

Những tác phẩm của anh khai thác khía cạnh nào của Việt Nam?
Khía cạnh riêng của anh. Anh nghiên cứu rất nhiều về kiến trúc thời thuộc địa. Những biểu tượng của Việt Nam như chiếc nón lá hay cánh đồng xanh thực sự chẳng còn gì mới – anh biết mình phải tìm một hướng đi khác kể từ ngày đặt chân tới đây. Và anh yêu kiến trúc, có lẽ thừa hưởng từ bố anh – một kiến trúc sư tài ba. Sài Gòn đã khơi dậy tình yêu đó trong anh.
Anh có thể miêu tả phong cách chụp ảnh của anh cho người chưa từng biết đến các tác phẩm này?
Những bức ảnh của anh thường hướng đến màu sắc và cảm xúc ấm áp. Anh thích những mảng màu sáng tối đan xen, và tất nhiên là liên quan đến kiến trúc, con người nếu có thể…
Nhiếp ảnh gia nào ảnh hưởng nhiều đến anh?
Anh được truyền cảm hứng từ một số nghệ sĩ. Thứ tự ảnh hưởng lần lượt là: Sebastião Ribeiro Salgado Júnior, Raymond Depardon, Robert Doisneau, và tất nhiên, không thể không kể đến Henri Cartier Bresson.
Song không có nguồn cảm hứng nào lớn hơn bố của anh. Thật buồn vì ông không còn ở bên cạnh để chiêm ngưỡng những tác phẩm của anh nữa…
Instagram @saigonsnaps đón nhận rất nhiều tương tác — kênh truyền thông này có ý nghĩa như thế nào với anh?
Anh từng làm tại tạp chí The Word. Tài khoản @saigonsnaps cũng được thành lập lúc bấy giờ. Lúc đó, anh lê la khắp Sài Gòn, và cũng muốn có một nơi chia sẻ những trải nghiệm của mình. Facebook dần trở nên quá thương mại, Instagram lại chú trọng nhiều hơn đến mặt hình ảnh, thích hợp với tính chất công việc của anh hơn.

Anh nghĩ sao về văn hoá nhà phố thương mại, và có thể chia sẻ những tấm hình tâm đắc nhất của anh về chủ đề này?
Đây là một trong những chủ đề ưa thích nhất của anh trong mảng nhiếp ảnh kiến trúc. Anh cũng đã chụp rất nhiều tấm hình như vậy. Nhiều nhà phố xập xệ, với nội thất, sàn nhà cũ kỹ. Nhưng cũng có khá nhiều cơ sở mới hiện đại, đặc biệt là ở phía nam, với không gian thoáng đãng hơn, diện tích rộng hơn, thích hợp với những gia đình đông người.
Một ví dụ điển hình là khu nhà phố đổ nát tại 16 Phan Văn Khoẻ, Quận 5. Trước khi nó bị phá bỏ vào năm 2016, anh may mắn chụp lại được căn nhà này.

Phong cách chụp ảnh của anh thay đổi như thế nào kể từ khi bắt đầu bấm máy?
Khi bắt đầu, anh là một nhiếp ảnh gia đường phố. Việt Nam đã giúp anh mở rộng tầm mắt. Không phải lúc nào mọi chuyện cũng như bức tranh màu hồng – “theo đuổi” những toà nhà cổ kính sắp bị phá bỏ nhiều khi rất mệt mỏi. Như toà L’Eden, 213 Catinat, Bason Shipyard, Saigon Port, sở thú, những toà nhà phố bên sông và dọc đường Hàm Nghi, cả những khu biệt thự ở Quận 3.
Việc ghi giữ lại những tài sản tinh thần này luôn khiến anh tràn đầy năng lượng.

Một bức ảnh đại diện cho phong cách chụp ảnh của anh ở Sài Gòn?
Anh sẽ lựa chọn tấm Bason Shipyard. Nhà máy đóng tàu này khiến thành phố có thêm một một địa điểm lịch sử – một cơ hội không quay lại lần 2. Xưởng cạn 150 tuổi, workshop và nhà kho…tất cả bị phá bỏ vào năm 2016.

Túi đồ nghề của anh gồm những gì?
Hiện anh hay sử dụng những công cụ của máy ảnh Fuji. XPro3 dành cho những tấm ảnh đường phố, và GFX cho nhiếp ảnh kiến trúc, phong cảnh.
Lời khen quý giá nhất với anh? Lời bình luận nào gây ngạc nhiên nhất?
Điều ý nghĩa nhất một người từng nói với tôi là đừng dừng lại. Hãy tiếp tục gìn giữ lịch sử Việt Nam cho những thế hệ tương lai. Còn gây ngạc nhiên ư? Khi người ta thắc mắc thành tiếng vì sao tôi lại đi chụp ảnh những toà nhà cổ “xấu xí” ấy.
Anh có ngưỡng mộ nhiếp ảnh gia nào chụp ảnh đường phố Việt nam không?
Ở thời điểm hiện tại, anh rất trân trọng các tác phẩm của Olivier Apicella. Olivier chủ yếu chụp hình Việt Nam bằng drone, với tầm nhìn từ trên cao. Trong tương lai nếu có cơ hội, anh cũng muốn thử sức với lĩnh vực này.
3 lời khuyên cho một nhiếp ảnh gia nghiệp dư?
Đừng ngại ngần kết nối với những toà nhà, với con người, hay bất cứ thứ gì. Hãy rèn luyện đôi mắt để nhìn thấy những điều độc đáo, đừng copy phong cách của các nhiếp ảnh gia khác. đừng bao giờ từ bỏ, kể cả khi mọi thứ dường như vô vọng.

Cuối cùng, anh có thể chọn ra ba tấm ảnh ưng ý nhất trong sự nghiệp nhiếp ảnh của mình được không?
Ba tấm ảnh trải dài Việt Nam – Trại Phong và một căn nhà phố hiện đại tại Quy Nhơn. Và một tâm hình anh rất tâm đắc từ Nhà Thờ Phủ Cam, Huế.
#1 Trại Phong Quy Hoà
Trung tâm này được xây dựng từ những năm 1920 trong thời thuộc địa Pháp, vì thế mang phong cách đan xen giữa kiến trúc thuộc địa và hiện đại. Nơi này vô cùng an toàn và yên tĩnh. Anh yêu cái vẻ đẹp tĩnh lặng tại đây. Anh vẫn nhớ khi chụp tấm hình này, anh còn nghe được những ngọn sóng, những cơn gió ru nhẹ bên tai…

#2 Nhà Thờ Phủ Cam, Huế
Tiếp đến là tấm hình chụp nhà thờ Phủ Cam, một công trình của kiến trúc sư hiện đại Ngô Việt Đức. Ông cũng là người thiết kế Dinh Độc vào năm 1960. Bên trong nổi bật với những đường cong độc đáo, và bên ngoài là hai bức tượng đúc lớn, mang lại vẻ đẹp rất “Châu Âu” cho công trình này.

Bức ảnh được anh chụp lại bằng máy Fuji GFX50s với lens Canon 17 và 24 TS-E cho một cuốn sách về lối kiến trúc hiện đại của Việt Nam. Cuốn sách sẽ được xuất bản vào cuối năm sau.
#3 Khu Nhà Phố Hiện Đại, Quy Nhơn
Mặc dù rất nhiều khu nhà phố xưa cũ đã bị phá bỏ, song những căn nhà phố hiện đại như căn này ở Quy Nhơn vẫn tồn tại và trụ vững.
Đó là bởi chúng được xây dựng bền, tốt hơn. Lối kiến trúc hiện đại được người miền Nam đặc biệt ưa chuộng. Không gian rộng rãi, thoáng đãi hơn phù hợp với những gia đình đông người.
Vì sao anh chọn bức ảnh này ư? Vì nó thật độc đáo…
