Hãy đối mặt với sự thật rằng chúng ta vẫn đang sống trong một thế giới truyền thống, nhiều thủ tục và áp lực khiến ta luôn phải đeo chiếc mặt nạ “giả dối”. Nhưng đến với Tê Tê TapHouse, mọi “hủ tục” đều được phá vỡ, và bạn có thể tự tin thể hiện đúng con người mình, dù có kì dị và khác biệt đến đâu.
Đọc bài viết bằng tiếng Anh
Đó là lời khẳng định chắc nịch của nhà đồng sáng lập Tê Tê – Tobias Briffa đến từ Malta. Tobias cùng hai anh em người Tây Ban Nha Ruben và Luis Martinez và anh chàng người Mỹ Michael Rowland thành lập thương hiệu này vào năm 2013, với mong muốn đơn giản nhưng đầy hoài bão: thổi một làn gió mới vào thị trường bia thủ công cơ bản của Việt Nam.
Đa số hạm đội bốn “siêu anh hùng” này đến từ một agency quảng cáo có tên AstroPig. May mắn thay, thành viên Luis có tấm bằng thạc sĩ ngành Hoá Sinh. Và tất nhiên là cả một tình yêu nồng nàn dành cho bia thủ công. Luis thực chất mới chỉ gia nhập nhóm khi kế hoạch phát triển thương hiệu và xây dựng nhà máy ủ bia được hình thành.
Thành quả là ngôi nhà taphouse đầu tiên của họ ra đời trong con hẻm tại 90 Nguyễn Văn Thủ. Nhân dịp này, The Dot Magazine tranh thủ “chộp” lấy bốn “người cầm đầu” Tê Tê để tìm hiểu về khái niệm thương hiệu của họ.
1. Biểu tượng và ý nghĩa của con tê tê
Tê tê là con vật biểu tượng của thương hiệu nhưng ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại tại cái tên. Nếu tinh ý nhìn kĩ vào logo, bạn sẽ thấy hình ảnh con vật này đang với lấy cái đuôi của nó. “Và cái đuôi đó “đính kèm” một cây hoa bia – nguyên liệu đặc trưng chẳng thể thiếu được trong các loại bia.” Mike Rowland giải thích cặn kẽ cho chúng tôi.
Tê tê là loài động vật có vú mang vảy tương tự như con tatu. Loài động vật này đang ngày càng trở nên hiếm hoi bởi những hình thức xâm phạm, săn bắt vô tổ chức. Bốn anh chàng sáng lập ra Tê Tê đặt cho nó cái tên đặc biệt này với mong muốn thức tỉnh ý thức con người và khơi dậy lòng trắc ẩn đối với loài vật vô hại này. Logo được vẽ bởi nhà thiết kế Javi Marimon, cũng là một người bạn của cả nhóm. “Nó tượng trưng cho vòng tuần hoàn tự nhiên của niềm hạnh phúc giản dị trong cuộc đời,” Mike ngẫm nghĩ.
2. Tê Tê là sự thử nghiệm cho một sáng tạo có một không hai.
“Tê Tê bắt đầu như một sự thử nghiệm,” Ruben nhớ lại. Dự án đích thực là một cơ hội cho cả team “thoả trí sáng tạo”. Và Tê Tê đã giúp họ thoả mãn được niềm đam mê của mình – không chỉ với việc sáng chế ra sản phẩm, mà còn cả công cuộc xây dựng thương hiệu và marketing.
“Những nỗ lực vun đắp cho nhận diện thương hiệu của Tê Tê đến rất tự nhiên,” Mike kể lể. Cả team cùng chung tay xây dựng và phát triển thương hiệu, và thành quả là sau đó, Tê Tê nhanh chóng dành được quan tâm từ đông đảo người “hâm mộ”.
“Sáng tạo ra một công thức chỉ là một phần rất nhỏ so với những vấn đề to lớn khác như giành dược tấm bằng sản xuất đồ uống có cồn, thuế má, nhân sự, các nguồn phân phối, vân vân và mây mây,” Ruben tiếp tục danh sách dài dằng dặc vô số những việc cần hoàn thành để tạo ra hình hài cho một thương hiệu bia thủ công ở Việt Nam.
3. Thương hiệu bia thủ công này lập nên nhà Taphouse của mình như thế nào?
Năm thứ tư trên thị trường, Tê Tê đã dần khẳng định tên tuổi của mình trong “làng” bia thủ công phồn thịnh ở Sài Gòn – thậm chí xuất hiệnn ở cả CircleK. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ với Tê Tê team.
“Chúng tôi cần xây dựng một bộ mặt “bằng xương bằng thịt” cho Tê Tê. Với sự xuất hiện của taphouse, chúng tôi có thể tương tác với những người quan tâm một cách trực tiếp (trước giờ chỉ được nói chuyện với mọi người qua những sự kiện pop-up tại một vài quán bar thôi).” Tobias thở dài.
“Cộng thêm một điều là chúng tôi cũng đam mê đồ ăn như mê bia vậy,” Luis nói hộ “tiếng lòng” của cả team. Một cách phổ biến để tiếp tục phát triển thương hiệu là đưa vào những món ăn tapas sáng tạo để “nhắm” cùng bia. “Mỗi ly bia bạn gọi sẽ được tặng kèm đồ nhắm nữa đó!” Luis cười đắc ý.
Tê Tê TapHouse trụ lạc tại 90 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao. Sở dĩ cả đội chọn vị trí đắc địa này là bởi nó tách biệt với trung tâm ồn ào của Quận 1, nhưng lại đủ gần, đủ tiện khi di chuyển từ các quận khác đến. Khu vực xung quanh Tê Tê có Fresh Catch, Bunker Bed & Breakfast, Belgo, địa điểm đầu tiên của quán brunch nổi tiếng Vintage Emporium và triển lãm nghệ thuật Gallerie Quynh.
“Những quán bar và quán bia đang mọc lên như nấm tại khu vực xung quanh nơi bọn anh lựa chọn, nên đây sẽ là một địa điểm điển hình cho một Sài Gòn không ngủ,” Ruben tiếp “cảm giác được cống hiến và mang lại một điều gì đó mới mẻ, đặc biệt cho khu vực này làm bọn anh rất hào hứng!”
4. Bên trong nhà TapHouse ấm cúng của Tê Tê
Taphouse của Tê Tê nằm ngay tại góc con hẻm nhỏ 90 Nguyễn Văn Thủ, mở lối vào sâu trong hẻm. Taphouse mang đến một không khí đầy hứng khởi cho những người qua lại. “Khu vực này đủ đông vui nhưng cũng khá bình yên”, Mike nói, chỉ tay vào lối hẻm “không gian mà chúng tôi muốn tạo nên sẽ ấm cúng, không quá ồn ã.” Chắc bạn cũng dễ dàng ấn tượng với những chiếc áo đồng phục thật “ngầu” của Tê Tê, được thiết kế bởi vợ của Ruben, Leo, người đã từng chia sẻ với chúng tôi một Sài Gòn trong đôi mắt cô tháng tám vừa rồi.
Ngay đến cả ánh đèn cũng hoàn hảo nữa – dịu nhẹ nhưng không quá tối. “Chúng tôi yêu vẻ đẹp của những con hẻm nhỏ tại Sài Gòn – bạn có thể cởi mở hết mình khi giao tiếp với mọi người bởi chẳng ai “bận” ngắm nhìn bạn cả,” Toby nói thêm. Một không gian đậm chất châu Âu, cội nguồn của ba trên bốn thành viên tại Tê Tê. “Một cách hoàn hảo để luôn gợi nhớ chúng tôi về quê hương của mình, ngay chính tại ngôi nhà thứ hai Sài Gòn.”
Photos by Nam Tran Duy and Khooa Nguyen. Edited by David Kaye.